Các thiết kế ampli sử dụng mạch khuếch đại “switching” chưa thật sự tạo được chỗ đứng trong thế giới hi-end audio. Mặc dù những ampli thường được gọi đơn giản là Class D xứng đáng được xem là một cuộc cách mạng về kỹ thuật khuếch đại trong đó phải kể đến những ưu điểm về kích thước, trọng lượng, sinh nhiệt thấp và đặc biệt là hiệu suất cao hơn rất nhiều so với các thiết kế mạch truyền thống. Mặc cho những giá trị hiện hữu trước mắt về ưu điểm thiết kế cũng như chất lượng âm thanh, một thực tế là đa phần các ampli khuếch đại chất lượng cao được đánh giá đặt tiêu chuẩn audiophile được bán ra trên thị trường đều là các ampli tuyến tính truyền thống.
Nhưng giờ đây, chínnh Mark Levinson, một trong những thương hiệu âm thanh xếp vào hàng “cổ thụ” lại chọn cho mình chính mạch khuếch đại “switching” đầy mạo hiểm vào thiết kế ampli đầu bảng của hãng, đây cũng được xem là sản phẩm có chất lượng âm thanh tốt nhất trong lịch sử của Mark Levinson. Và tất nhiên, lá cờ đầu Mark Levinson No.53 không trang bị mạch khuếch đại switching truyền thống mà thay vào đó là một thiết kế đặc biệt, một thiết kế hoàn toàn mới giúp triệt tối đa những nhược điểm của ampli Class D.
Bạn khó có thể ngờ rằng Mark Levinson No.53 với giá bán 50.000USD/cặp lại sử dụng thiết kế khuếch đại switching, bởi nó có một thiết kế khá đồ sộ, cân nặng gần 70kg và sở một dàn cánh tỏa nhiệt khủng bao quanh thân máy tương tự như những ampli “pure” Class A. Tuy nhiên, không có một ampli thuần Class A nào với cùng kích thước và trọng lượng như No.53 lại có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào 500W/8ohm (1000W/4ohm). Tôi ngờ rằng việc trang bị một bộ tản nhiệt quá “chỉnh chu” là hơi thừa so với một ampli sử dụng công nghệ khuếch đại switching, mặc dù trong suốt thời gian chạy thử nghiệm, tôi nhận thấy bộ tản nhiệt ấm hơn nhiều so với các ampli Class D thông thường nhưng so với một vài ampli Class A của tôi, nó gần như không đáng kể.
Về thiết kế, No.53 tiếp tục được Mark Levinson sử dụng kiểu “tòa nhà chọc trời” hay một số audiophile thương gọi “máy hàn điện” có từ thời của ampli No.33 vào giữa những năm 1990. Vào thời điểm đó, Mark Levinson No.33 được xem là một thiết kế ampli rất đặc biệt, mỗi mono block cân nặng lên đến gầm 200kg, cho công suất 300W/8ohm. Và ngày nay, Mark Levinson No.53 với kích thước chỉ bằng 2/3 trọng lượng vào khoảng 1/3 so với No.33 nhưng ampli đầu bảng Mark Levinson No.53 lại vượt trội về mặt cung cấp năng lượng với mức công suất đầu ra gần gấp đôi 500W!
Tháp ampli No.53 sở hữu logo Mark Levinson ở mặt máy, logo này sẽ sáng lên ánh đỏ khi bật công tắc nguồn ở phía trước. Một công tắc nguồn thứ 2 được bố trí ở phía sau cho phép tắt hoàn toàn ampli khỏi chế độ chờ Stand-by. No.53 có tất cả 4 trạng thái vận hành bào gồm: tắt, mở, stand-by và tiết kiệm năng lượng, khi đó ampli sẽ tắt tất cả những mạch khuếch đại, chỉ duy trì phần nguồn điện cung cấp và khả năng liên lạc qua các cổng in/out. Trong khi ở chế độ Stand-by, thực chất là chế độ chạy hoàn toàn các bo mạch bên trong No.53 chỉ “mute” phần out-put. Các cổng giao tiếp của Mark Levinson No.53 gồm có kết nối Ethernet, cổng in/out Link2 (đây là cổng giao tiếp đặc biệt giữa các thiết bị của Mark Levinson), cổng in/out trigger 12V kích nguồn. Cổng Ethernet cho phép kết nối No.53 với mạng nội bộ LAN, người dùng có thể sử dụng một máy tính nối cùng mạng LAN, sau đó truy nhập và kết nối với ampli No.53 để thực hiện một số tương tác như hiệu chỉnh độ sáng của logo và kiểm tra lỗi sự cố. Ngoài ra, kết nối Ethernet còn giúp các thiết bị của Mark Levinson kết nối với ML network, một mạng cho phép đồng hóa việc vận hành cùng với các sản phẩm hỗ trợ ML network khác của Mark Levinson. Nếu bạn không sử dung kết nối Ethernet, các thiết bị Mark Levinson vẫn có thể “hiểu” và đồng bộ với nhau qua cổng Link2, tuy nhiên bạn sẽ khổng thể “chuẩn đoán” chế độ hoạt động của máy. Mặt sau của Mark Levinson No.53 gồm có 2 ngõ vào tín hiệu RCA và XLR cùng với 2 cầu nối loa dạng biding post đúng chuẩn đồ lớn.
Sự khác biệt của công nghệ khuếch đại switching của Mark Levinson
Ampli No.53 sở hữu thiết kế mạch khuếch đại hoàn toàn mới, đây là kết quả của quá trình nghiên cứu dày công của cả một đội ngũ chuyên viên điện tử ở tập đoàn mẹ Harman International. Để hiểu được những ưu điểm của công nghệ mới này, bạn cần có một vài kiến thức cơ bản về mạch khuếch đại switching và những nhược điểm cố hữu của công nghệ này.
Mạch khuếch đại switching (tạm gọi là mạch công suất đảo) được đặt tên theo phương thức hoạt động của nó, các bán dẫn sẽ được bật/tắt hoàn toàn và liên tục. Khác biệt so với các thiết kế mạch ampli tuyến tính truyền thống, các bán dẫn trong ampli thông thường sẽ tồn tại ở nhiều trạng thái dẫn điện khác nhau, dòng điện đi qua bán dẫn là dạng “nhái” lại của tín hiệu sóng âm. Đối với mạch khuếch đại switching, lượng thời gian mà các bán dẫn đầu ra được bật sẽ quyết định biên độ của sóng âm. Tín hiệu khuếch đại đầu ra của bán dẫn là một chuỗi các xung ở dải tần cao sau đó được “gọt giũa” bởi mạch lọc để tạo thành dạng sóng âm analog. Mạch lọc cũng đóng vai trò lược bỏ những nhiễu noise và nhiệu dải tần trong mạch đảo. Chính vì thế, mạch lọc filter trong kỹ thuật khuếch đại switching cần được thiết kế rất cẩn trọng, ngoài ra, mạch DC cung cấp dòng cho các bán dẫn công suất được đảo và dẫn tín hiệu dòng ra trực tiếp loa nên những nhiễu noise hay nhiễu dải tần sẽ xuất hiện ngay trong quá trình tái tạo âm thanh của loa.
Một thách thức khác của mạch khuếch đại switching là việc đồng hóa giữa các bán dẫn mang tín hiệu nửa cực dương và các bán dẫn mang nửa cực âm của sóng âm. Khi một bán dẫn tắt hoàn toàn ở điểm cắt zero của sóng âm để chuyển tiếp tín hiệu sang một bán dẫn bù tiếp theo, quá trình này sẽ tạo nên một khoảng trống thời gian mà người ta thường gọi là “dead bands” - những băng tần chết, lúc đó không có bán dẫn nào làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu. Như vậy mỗi chu kỳ của sóng âm sẽ có hai điểm băng tần chết và 2 điểm này không được khuếch đại. Toàn bộ quá trình này có thể hiểu đơn giản như trong một cuộc chạy marathon tiếp sức mà người chạy đầu tiên không thể trao tín gậy cho người chạy tiếp theo.
Việc tăng khoảng thời gian bật các bán dẫn để tín hiệu của thể duy trì liền nhau là giải pháp không được chấp nhận bới nếu 2 bán dẫn liền nhau cùng ở trạng thái bật “on” dù chỉ trong vài micro giây cũng đủ làm hỏng toàn bộ ampli. Sự chính xác trong quá trình bật và tắt các bán dẫn liền kề nhau ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến chất lượng âm thanh trình diễn mà còn sự an toàn của ampli. Chính vì thế đôi khi, một số nhà sản xuất chấp nhận hy sinh chất lượng âm thanh để đạt hiệu quả ổn định và tính an toàn trong các ampli chạy mạch khuếch đại đảo switching.
Nhưng đối với Mark Levinson và nhất là đối với một sản phẩm đầu bảng đại diện cho những thành tựu kỹ thuật tối cao của cả tập đoàn âm thanh Harman International, việc hy sinh chất lượng âm thanh là điều không thể chấp nhận. Mark Levinson No.53 được ứng dụng công nghệ đặc biệt có đăng ký bản quyền sáng chế mang tên “Interleaved Power Technology” (IPT) – (tạm dịch kỹ thuật khuếch đại chèn). Mark Levinson sở hữu 4 khuếch đại đảo riêng biệt, được thiết kế sao cho hoạt động của các khuếch đại này sẽ chen vào khuếch đại switching khác, như vậy, trong khi mạch khuếch đại đảo này đang rơi vào điểm băng tần chết, thì mạch khuếch đại khác vẫn làm nhiệm vụ dẫn và khuếch đại dòng, kết quả là không bao giờ xảy ra hiện tượng có một bán dẫn nào trong một mạch khuếch đại đảo không dẫn dòng. Và quan trọng hơn là sẽ bao giờ có hiện tượng 2 bán dẫn được bật “on” đồng thời gây hỏng hóc ampli, vì nếu có, nó cũng đã nằm ở 2 mạch khuếch đại switching khác nhau.
Mỗi một khuếch đại đảo switching trong bộ bốn mạch switching bên trong Mark Levinson No.53 có tần suất đảo rất cao lên đến 1MHz (đây chính là tốc độ mà các bán dẫn bên trong mạch switching được bật/tắt) và khi kết hợp công nghệ khuếch đại chèn IPT, tần suất này tăng lên gấp 4 lần đạt tốc độ cực nhanh lên đến 4MHz! Một ưu điểm rất quan trọng khác của mạch IPT với tuần suất lên đến 4MHz, nó sẽ đẩy những nhiễu tín hiệu dải cao trong quá trình khếch đại đảo vượt ngưỡng nghe của con người, như vậy nó không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến chất lượng âm thanh. Thự tế, Mark Levinson No.53 đạt dải tần hoạt động lên đến 100KHz, đây được xem là một chỉ số phi thường chưa từng có ở bất kỳ một thiết kế ampli Class D/Switching nào cho đến giờ.
Công nghệ khuếch đại chèn IPT đã trở thành một trong những kỹ thuật quan trọng nhất của tập đoàn Harman. Trong thời gian sắp tới, một loạt các sản phẩm của tập đoàn sẽ được thừa hưởng công nghệ này và người dùng, chính là chúng ta sẽ có cơ hội tận hưởng những màn trình diễn âm thanh sống động được tái hiện từ những ampli switching công suất lớn trong một mức giá hợp lý hơn nhiều so với công nghệ ampli tuyến tính truyền thống. Ngoài ra, IPT Techonology còn có ý nghĩa đặc biệt đối với những audiophiles có địa chỉ ở Châu Âu, bởi trong thời gian sắp tới, EU sẽ có những quy định chặt chẽ hơn, giới hạn những thiết bị điện tử có mức tiêu thụ điện năng lớn, những ampli Class A “ngốn” điện sẽ không còn đất “sống” ở Châu Âu.
Bên cạnh công nghệ mang tính cách mạng IPT, Mark Levinson No.53 còn là thết kế ampli switching được trang bị chỉnh chu nhất về số lượng cũng như chất lượng linh kiện mà tôi từng gặp. Đầu tiên là bộ nguồn, No.53 sở hữu biến thế nguồn lớn 2.8kVA với hệ thống tụ lọc 200.000uF! Trong thiết kế dạng tháp của ampli No.53, phần công suất được bố trí ở phần đáy của tháp và được cô lập bởi một lớp vỏ chống nhiễu riêng. Bên cạnh đó, còn phải kể đến dàn cánh tản nhiệt bố trí ở 2 bên ampli, thực tế không cần phải trang bị đến một lượng tấm tản nhiệt dày đặc như vậy đối với ampli switching như No.53, nhưng với một sản phẩm đầu bảng, nhà sản xuất luôn có lý riêng của mình để tạo ra những bộ phận, chi tiết tốt nhất và có thể là hơi dư thừa để đảm bảo hoạt động của ampli đạt mức hoàn hảo.
CHẤT ÂM
Mark Levinson No.53 có những đặc tính âm thanh vô cùng đặc biệt mà có thể nói là thật sự khác biệt so với những ampli mà tôi từng nghe trong suốt nhiều năm qua. Và sự khác biệt này đều thể hiện rõ qua cả 3 đôi loa mà tôi thử nghiệm cùng với No.53 là Vandersteen 7s, B&W 802Ds và Rockport Altairs. Đầu tiên, độ cân bằng các dải của Mark Levinson No.53 có cá tính rất riêng với một dải trầm mở cực rộng, chắc; trung âm khá êm; dải mid high và dải cao được tái hiện gần gủi, sinh động và đạt độ trung thực cao.
Ampli trình diễn với ưu điểm đáng kể nhất là khả năng kiểm soát độ động và đặc biệt là dải tần thấp rất ổn định, kết hợp với các nhiệp điệu âm sống động nhất là những tiếng trống đạp đầy uy lực. Với track “Blues Be Out” từ album duy nhất của tay trống David Garibidi, những tiếng trống mang phong cách “rock-solid” được ampli thể hiện mạnh mẽ như có thể làm rung chuyển cả cơ thể của tôi. Thực tế thử nghệm cho thấy, độ động của No.53 là rất tốt xuyên suốt toàn bộ dải tần. Tiếng của các trống da qua các giai điệu Pop được tái hiện rõ nhưng dứt rất nhanh như thể nó nhảy ra từ toàn bộ không gian âm nhạc. Tôi thật sử cảm phục độ động của No.53, ampli tái hiện track “Nojima Plays Liszt” trong album RR – Reference Recordings một cách dễ dàng, trong khi đa phần các ampli khác phải làm việc khá vất vả đối với track thử khó này. Tiếng gõ của đàn Piano được tái tạo rất chuẩn, các nốt được dựng lên với độ sắt, cao nhưng rất nhanh và thật sự là rất gần với tiếng đàn thật.
Bên cạnh khả năng tái hiện độ động tuyệt vời, nguồn năng lượng luôn đạt ở mức dư thừa, Mark Levinson No.53 còn gây ấn tượng ở dải tần từ high mid đến low treble, rất gần gủi, nhẹ nhàng và sống động. Trong khoảng dải tần này, âm thanh tái tạo sẽ thường tập hợp ở vị trí trung tâm của sân khấu. Trong quá trình nghe thẩm âm, tôi cảm nhận rất rõ sự tái tạo nổi trội của những nhạc cụ vốn có cường độ âm thanh thấp trong tổng thể trình diễn, không chỉ ở dải cao. Tôi xin trích dẫn 2 ví dụ: “Hey Nineteen” của Steely Dan, đây được xem là track thử quen thuộc suốt nhiều thập kỷ qua, nhưng chưa bao giờ tôi nghe được tiếng hi-hat (nhạc cụ tương tự như cymbal) tốt, nhiều chi tiết như cách mà No.53 thể hiện. Tiếng hit-hat như “nhảy ra” từ sân khấu trình diễn, tôi có thể cảm nhận tiếng hi-hat được tái tạo, nó như hiện ra trước mắt tôi và đặc biệt có được khoảng không gian rất rõ và tách bạch so với với không gian tổng thể sân khấu cũng như không gian của các nhạc cụ khác. Dẫn chứng thứ 2 là từ bản thu “Temptation” trong album The Girl In The Other Room của Dianal Krall. Trong track này, Anthoney Wilson trình diễn guitar mộc mạc bên cạnh giọng ca của Diana Krall, Mark Levinson No.53 đã làm cho tiếng guitar nổi bật hơn, rõ nét hơn và tạo nên một bản thu hấp dẫn hơn. Bạn có thể tự tìm thấy khả năng này ở nhiều album khác nhau.
Không gian cũng là một ưu điểm đáng kể khác của Mark Levinson No.53, nó không chỉ làm rõ độ focus của giọng hát, nhạc cụ.. mà còn tả thực cả không gian âm thanh viền xung quanh. Và cảm nhận này đến với tôi rất tự nhiên, tôi không cần phải tập trung lắng nghe, hay suy nghĩ và mường tượng so sánh với những gì mà các ampli khác thể hiện, nó hiện ra đơn giản và rõ ràng. Như ngay trong bản thu do tôi thực hiện với album Confirmation – Chiz Harris Quartet, trong lúc thu âm, tôi bố trí một cặp micro ngay phía trên tay trống, với Mark Levinson No.53, ampli có thể tạo được chính xác vị trí tiếng của từng cái trống trong không gian sân khấu, đây là trải nghiệm rất đặc biệt mà tôi từng có được. Mark Levinson No.53 với biệt tài tạo rất rõ, “focus” từng nhạc cụ, ca sĩ... cùng với một sân khấu rộng mở, tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ rằng, khả năng trình diễn này khác với việc một số ampli tái hiện thiếu sự ăn khớp giữa chi tiết và sân khấu. Ưu điểm trình diễn của No.53 còn đặc biệt đáng giá đối với những sân khấu hòa nhạc lớn, bạn sẽ thấy và hiễu rõ hơn ý đồ của nhạc trưởng cũng như cảm nhận tốt hơn giá trị rất lớn, rất cầu kỳ của những bản giao hưởng.
KẾT LUẬN
Mark Levinson No.53 là một thiết kế ampli hấp dẫn, kích thích người nghe và rõ ràng đây sẽ tạo nên một hướng đi mới đầy tiềm năng cho Mark Levinson và đặc biệt là tập đoàn âm thanh Harman International. Là sản phẩm ampli switching đầu tay và cũng là sản phẩm đầu bảng 50.000USD, No.53 đã làm đảo lộn những hình mẫu khuếch đại switching cả về công nghệ lẫn chất lượng trình diễn. No.53 nghiễm nhiên trở thành sản phẩm then chốt của thương hiệu Mark Levinson và cũng là sản phẫm cho thấy rõ ràng nhất định hướng cũng nhữ khả năng của một trong những thương hiệu âm thanh hàng đầu thế giới. Công nghệ mà Mark Levison phát triển thật sự rất khác biệt và cũng là một hướng đi khá mạo hiểm.
Những rõ ràng, theo quan điểm của tôi nó hoàn toàn xứng đáng, thuyết phục và phải nói là quá rất tuyệt về mặt chất lượng âm thanh. Đối với nhhững đánh giá về đặc tính âm thanh như: độ động, độ chắc của bass, khả năng trình diễn midbass, tái hiện rõ những nhạc cụ trong sân khấu.... Mark Levinson No.53 xứng đáng được xếp vào hàng “world-class”.
Viết bình luận