Khác nhau giữa kết nối loa trở kháng cao và trở kháng thấp

Mỗi kiểu kết nối loa trở kháng cao và trở kháng thấp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau mà bạn cần lựa chọn để ứng dụng sao cho phù hợp với mục đích sử dụng hệ thống âm thanh, hệ thống loa của mình cách hiệu quả nhất. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 loại kết nối loa này.

Các anh em làm âm thanh đám cưới, các bộ dàn âm thanh trình diễn sự kiện, event thường quen với các loại loa công suất lớn dành cho sân khấu, thường gọi với cái tên: full đơn (1 bass + 1 treble) hay full đôi (2 bass + 1 treble), được sử dụng kết hợp với các loại amply để cấp công suất cho loa hoạt động, kết nối ở một số mức trở kháng: 4 Ohm, 8 Ohm,... tùy loại. Đây là kiểu kết nối loa ở mức trở kháng thấp thường gặp trong các dàn âm thanh trình diễn với công suất cao, khoảng cách giữa loa và amply không quá xa (thường trong khoảng 50-100 mét) đổ lại. 

Tuy nhiên với các dàn âm thanh thông báo hay phát âm thanh với khoảng cách giữa loa và amply cực kì xa, có thể là vài trăm mét trong các khuôn viên siêu thị, nhà xưởng thì nếu sử dụng loa và amply kết nối như các dàn âm thanh sân khấu kể trên sẽ không hiệu quả, âm thanh sẽ bị giảm chất lượng rất nhiều khi truyền đi xa. Lúc này cần phải sử dụng đến kiểu kết nối loa ở trở kháng cao, để đảm bảo tín hiệu âm thanh không bị suy hao khi truyền đi xa. Bài viết sẽ chia sẻ với bạn một số điểm khác nhau giữa kết nối loa trở kháng cao và trở kháng thấp cơ bản nhất, để các anh em làm nghề có thêm phương án ứng dụng khi thi công các công trình, dự án âm thanh.

1. Kết nối loa ở trở kháng thấp

Thường gặp nhất ở các dạng kết nối này đó là mức trở kháng 4 Ohm, 8 Ohm (một số trường hợp còn có 2 Ohm, 16 Ohm). Hiện nay tất cả các dàn âm thanh trình diễn đám cưới, làm sự kiện hay các hệ thống nghe nhạc, hội trường đều ứng dụng kết nối loa ở dạng này. Thông thường các dạng ampli công suất cho các dàn âm thanh sân khấu thường sẽ công bố mức công suất ở mức trở kháng chi tiết trong bảng thông số kỹ thuật. Kiểu kết nối loa này thường ứng dụng ở các loại loa công suất lớn nhưng khoảng cách kết nối dây loa thường sẽ gần. Mức công suất của amply chỉ cần đủ hoặc dư ra đôi chút so với công suất loa ở cùng một mức trở kháng (4 ohm hay 8 ohm) là bạn đã có thể kết nối và sử dụng hiệu quả.

Các hệ thống loa trình diễn sân khấu kết nối ở trở kháng thấp, loa và ampli gần nhau

Tuy nhiên hiện nay trên thế giới cũng có một số model amply "đặc biệt" cho phép hoạt động cả 2 chế độ trở kháng cao và trở kháng thấp, ví dụ như dòng ampli E-Series của thương hiệu Lab.gruppen danh tiếng thế giới. Bạn có thể lựa chọn sử dụng chế độ thích hợp khi sử dụng dòng ampli này để cấp công suất cho loa của mình.

2. Kết nối loa ở trở kháng cao

Đây là kiểu kết nối loa mà các anh em làm âm thanh cho thuê hiện nay thường ít chú ý tới vì hầu như không ứng dụng. Tuy nhiên trong các hệ thống âm thanh thông báo, phát tiếng nói hay phát nhạc: trường học, siêu thị, hệ thống âm thanh công cộng... thì dạng kết nối loa ở trở kháng cao (70V/100V) được sử dụng rất nhiều. Các dòng loa và ampli sử dụng trong các hệ thống âm thanh này cũng thường rất đặc trưng, với các loại loa có biến áp (cho phép điều chỉnh mức công suất sử dụng loa) và amply có thể chia vùng để phát ở những khu vực mong muốn.

Loa Soundking FP205T đáp ứng tốt cho hệ thống kết nối loa trở kháng cao

Kết nối loa ở trở kháng cao mang đến cho người sử dụng ưu điểm hiệu quả âm thanh vẫn đảm bảo khi truyền tín hiệu đi xa từ amply đến loa. Ở những hệ thống âm thanh công cộng, bạn sẽ phải bao phủ âm thanh ở không gian lên đến vài ngàn mét vuông với hàng ngàn người, chứ không chỉ vài trăm người hoặc vài trăm mét như các hệ thống loa sân khấu. Vì vậy để bao phủ diện tích lớn này, khoảng cách nối dây loa giữa loa và ampli sẽ rất lớn buộc phải sử dụng kiểu kết nối loa ở trở kháng cao. Các hệ thống âm thanh này thường sẽ phát tiếng nói với các loại loa phát thanh, hoặc phát nhạc với các loại loa hộp. Ngoài ra một ưu điểm nữa khi kết nối loa ở trở kháng cao, mắc loa song song sẽ giúp bạn loại bỏ được tính toán trở kháng phức tạp, chỉ cần tổng mức công suất của các loa trong hệ thống không vượt mức công suất của ampli là đã có thể sử dụng mà không cần quan tâm là 4 Ohm hay 8 Ohm như kết nối loa ở trở kháng thấp.

Bảng dưới đây tổng hợp về sự khác nhau giữa kết nối loa trở kháng cao và trở kháng thấp:

Kết nối loa ở trở kháng cao Kết nối loa ở trở kháng thấp

Chủ yếu kết nối khoảng cách xa,

không bị suy hao tín hiệu.

Chủ yếu kết nối ở khoảng cách gần.
Không phải tính trở kháng phức tạp. Cần tính chính xác trở kháng để loa hoạt động tốt.

Thường dùng cho các hệ thống âm

thanh công cộng, phát nhạc với nhiều loa.

Thường dùng cho các hệ thống âm thanh sân khấu,

trình diễn với số lượng loa nhất định.

 

Đó là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về 2 kiểu kết nối loa ở trở kháng cao và trở kháng thấp để ứng dụng tốt nhất cho dàn âm thanh của mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn, setup được hệ thống âm thanh ưng ý cho nhu cầu sử dụng.

 

Mọi chi tiết liên hệ !

CÔNG TY CỔ PHẦN ADCORP

Chuyên cung cấp hệ thống stereo đồng bộ, hệ thống âm thanh giải trí Home Cinema, các sản phẩm loa nghe nhạc, loa-speakers, hệ thống loa , amply, đầu CD and DVD cao cấp như JBL, Mark Levinson... và các phụ kiện âm thanh

Sale các sản phẩm audio giá rẻ nhất thị trường, rất nhiều chương trình giảm giá sản phẩm chính hãng.

Số 01 Đỗ Hành, Phố Yết Kiêu, Phường Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Hotline: 090 241 9094

Website: http://aulet.vn

Fanpage: http://www.facebook.com/aulet.vn/?fret=ts

Email: Aulet.vn@gmail.com

Được đăng vào

Viết bình luận