Đại đa số chúng ta có xu hướng phối ghép dàn âm thanh với nhiều các thương hiệu khác nhau bới vì chúng ta nghĩ cái này tốt hơn cái kia nhưng đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ đi những lợi ích ưu điểm của một giàn âm thanh đồng bộ mang lại. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một giàn âm thanh đồng bộ và những ưu điểm của nó
Không thể phủ nhận rằng việc phối ghép nhiều thiết bị khác nhau trong một dàn âm thanh không chỉ mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả âm thanh mang lại cũng rất cao. Tuy nhiên thì với những chuyên gia âm thanh giàu kinh nghiệm, việc lựa chọn những dàn thiết bị âm thanh đồng bộ sẽ có những ưu điểm và lợi ích cho người dùng về mặt chất lượng âm thanh, khả năng kết nối, tính thẩm mỹ cũng như là hiệu quả trong việc đồng bộ các tiện ích đi kèm. Cùng tìm hiểu những ưu điểm đó của dàn âm thanh đồng bộ qua bài viết này.
1. Chất lượng âm thanh của bộ dàn đồng bộ
Việc sản xuất cả hệ thống âm thanh trong cùng 1 bộ sản phẩm, bao gồm cả loa sub, loa trái, phải và các thiết bị khác, các nhà sản xuất đã tính toán kỹ lưỡng sao cho các thiết bị này có thể hỗ trợ, tương tác qua lại lẫn nhau nhằm mang lại hiệu quả âm thanh cao nhất. Chính vì thế mà việc thay thế một hoặc bài thiết bị trong hệ thống sẽ phá vỡ kết cấu sẵn có này của dàn âm thanh đồng bộ.
Hơn nữa việc phối ghép các thiết bị cũng yêu cầu có một nền tảng kiến thức nhất định về các thiết bị âm thanh, nếu không sẽ gây hại, thậm chí là hư hỏng cho các thiết bị trong bộ dàn của bạn. Rất nhiều trường hợp do không sử dụng thiết bị phù hợp, như ampli cung cấp không đủ công suất cho loa, hoặc việc đấu dây giữa các thiết bị sai lệch, làm hư hỏng các thiết bị hoặc thậm chí cháy nổ trong dàn âm thanh.
2. Khả năng kết nối giữa các thiết bị đảm bảo được tính đồng bộ
Nhiều người cho rằng chỉ cần sử dụng dây loa, dây tín hiệu và các loại jack cắm phù hợp là đã có thể kết nối các thiết bị một cách hoàn hảo. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong điều kiện trước đây. Còn hiện nay công nghệ hiện đại đã cho phép người dùng sử dụng rất nhiều thiết bị mới, tiên tiến và chất lượng cao hơn rất nhiều. Loa không dây là một ví dụ tiêu biểu. Các hệ thống loa không dây hiện nay được sử dụng trong rất nhiều dàn âm thanh gia đình, và trong hệ thống này, các loại loa surround cần phải kết nối với loại ampli chuyên dụng thì mới có thể sử dụng. Bạn sẽ không thể thay thế các thiết bị này như thường làm với các dàn âm thanh trước đây được.
Ngoài ra thì việc phối ghép nhiều thiết bị cũng sẽ gây ra sự phức tạp trong việc thiết kế dây dẫn sao cho hợp lý. Nó sẽ góp phần làm rườm rà cho dàn âm thanh của bạn, cũng như việc bị hao hụt công suất do thiết kế dây dẫn không hiệu quả gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Trong khi đó thì các dàn âm thanh đồng bộ đã được tính toán, tối ưu hóa sẵn vấn đề này.
3. Tính thẩm mỹ của dàn âm thanh
Nếu như trước đây, người ta sử dụng dàn âm thanh cho các nhu cầu về âm nhạc, giải trí của gia đình mình, thì hiện nay, nó còn là một thước đo thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp của người sở hữu. Dàn am thanh hiện nay không những cần phải cho âm thanh thật hay mà còn phải đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ cho không gian của người sở hữu. Chính vì thế mà đôi lúc chúng ta được nghe nói về những dàn âm thanh tiền tỷ, với thiết kế sang trọng.
Và cũng chính vì lý do này mà có rất nhiều dàn âm thanh đồng bộ hiện nay được lựa chọn để sử dụng, thay thế cho việc phối ghép các thiết bị tạo nên một dàn âm thanh, không đảm bảo được tính thẩm mỹ, hài hòa trong thiết kế.
4. Rất nhiều tiện ích đi kèm
Đây là một tính năng còn khá mới lạ so với nhiều người sử dụng dàn âm thanh, tuy nhiên thì nó đang trở nên rất phổ biến, được các nhà sản xuất ưu tiên tích hợp trong các dàn âm thanh đồng bộ của họ. Ví dụ như các dàn âm thanh của hãng Sony khi kết hợp cùng TV Bravia qua một kết nối HDMI duy nhất, với tính năng Bravia Sync, người dùng có thể tắt hoặc mở toàn bộ thiết bị chỉ bằng một lần bấm duy nhất. Với tính năng kết nối internet, chiếc TV này còn là nơi để bạn khám phá thế giới âm nhạc với ứng dụng Zing, Thanhnienonline, Youtube hay kết nối qua Facebook, Skype với chất lượng hình ảnh và âm thanh “cực chuẩn”.
Nhưng nó cũng đi kèm một số hạn chế như mức giá tương đối cao của các dàn âm thanh này không cho phép người dùng sử dụng nó phổ biến, hay những không gian quá lớn sẽ rất khó để đạt hiệu quả âm thanh tốt nhất. Và nhà sản xuất cũng chỉ nhắm đến những tính năng này dành cho tương lai, khi mà các hệ thống âm thanh đồng bộ phát triển, được biết đến nhiều.
Đó chính là 4 trong số những ưu điểm tiêu biểu mà một dàn âm thanh đồng bộ mang lại. Chúc các bạn sẽ có thêm cái nhìn mới về các hệ thống âm thanh đồng bộ này, để phục vụ cho nhu cầu cũng như công việc của mình.
Viết bình luận